Bỏ quy định giám sát CSGT qua ghi âm, ghi hình từ 15/11

18/11/2024

Bỏ quy định ghi hình CSGT làm nhiệm vụ có hiệu lực từ 15/11 dựa theo Thông tư 46/2024 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Nội dung bài viết

Tại sao lại bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình ?

Quy định này nhằm hạn chế tình trạng nhiều người lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình với mục đích quấy rối, cản trở việc thi hành công vụ, thậm chí còn nhằm mục đích xuyên tạc chống phá nhà nước, gây ảnh hưởng nhiều tới công tác thực thi pháp luật của lực lượng chức năng.

Hiện nay, quyền hình ảnh của cá nhân được quy định tại rất nhiều văn bản như Bộ luật Dân sự, Luật An ninh mạng, Luật Công an nhân dân, Nghị định 13/2023/NĐ-CP…, theo đó quy định việc sử dụng hình ảnh của người khác (đặc biệt là của các cán bộ chiến sĩ) phải đáp ứng đầy đủ điều kiện nhất định và áp dụng nhiều chế tài khi vi phạm.

Tuy nhiên, nội dung trong Thông tư 67/2019/TT-BCA vẫn còn quá chung chung, đồng thời cũng không có chế tài dẫn đến việc nhiều người vẫn còn lạm dụng để sử dụng cho mục đích xấu. Chính vì vậy, Bộ Công an quyết định loại bỏ nội dung này là có cơ sở.

bỏ quy định ghi âm, ghi hình từ 15/11
Bỏ quy định ghi âm, ghi hình từ 15/11

Từ 15/11/2024, người dân được phép giám sát CSGT dưới những hình thức nào ?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA, có 05 hình thức giám sát CSGT vẫn được giữ nguyên như cũ, cụ thể:

  1. Thông qua quan sát trực tiếp;
  2. Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng;
  3. Qua các chủ thể giám sát theo quy định; 
  4. Tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ;
  5. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Lưu ý: Việc giám sát của người dân phải đảm bảo:

– Không làm ảnh hưởng việc thực thi công vụ.

– Không được vào khu vực thực thi công vụ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, trừ người có quyền và nghĩa vụ liên quan

– Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

các hình thức được giám sát CSGT
Các hình thức được giám sát CSGT

Bỏ quy định nhưng không có nghĩa là ‘Cấm’ làm

Người dân cần lưu ý rằng trong trường hợp này, Bộ Công an chỉ bỏ quy định được giám sát bằng ghi âm, ghi hình chứ không hề ghi rằng “Cấm không được giám sát bằng ghi âm, ghi hình”.

Nhấn mạnh quan điểm những gì luật không cấm thì người dân vẫn có thể thực hiện. Dựa theo đó, dù luật bỏ quy định nhưng luật không hề cấm nên người dân vẫn được quyền thực hiện việc ghi âm, ghi hình khi cần thiết nhưng cần phải đảm bảo được các điều kiện tiêu chuẩn sau.

Điều kiện được ghi âm, ghi hình trong một số trường hợp đặc biệt:

– Không làm ảnh hưởng, lạm dụng để quấy phá, cản trở việc thi hành công vụ của các cán bộ, chiến sĩ.

– Không được vào khu vực thực thi công vụ trừ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

– Tuân thủ các quy định có liên quan như Bộ Luật Dân sự, Luật An ninh mạng, Nghị định 13/2023/NĐ-CP…

Vì trên thực tế, có rất nhiều tình huống người dân buộc phải ghi hình hoặc ghi âm lại để làm bằng chứng chứng minh mình không vi phạm, miễn sao không cản trở người thi hành công vụ.

Bên cạnh đó, việc ghi âm, ghi hình nếu nhằm phục vụ cho mục đích quốc gia, dân tộc, mục đích công cộng thì vẫn được thực hiện mà không cần sự đồng ý của người đó theo quy định tại Điều 32 Bộ Luật Dân sự.

Trên đây là những cập nhật mới nhất về vấn đề “Bỏ hình thức giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình”. Bác tài nên đọc qua để cập nhật thêm về những quy định mới, tránh trường hợp bị mắc phải các lỗi không đáng có gây cản trở công việc kinh doanh. Bên cạnh đó, bác tài hãy theo dõi website hoặc fanpage của Hyundai Việt Nhân để cập nhật những tin tức thị trường mới nhất, có liên quan đến các vấn đề giao thông vận tải.

Thông tin thêm cho bạn

.