Cách xử lý an toàn nhất khi xe tải bị mất lái

06/02/2025

Khi xe tải mất lái đa phần các bác tài thường có xu hướng là mất bình tĩnh, rơi vào trạng thái hoảng loạn. Đặc biệt là ở các bác tài mới có bằng lái. Tuy nhiên, điều cần làm khi xe tải trong tình trạng mất lái chính là giữ được sự bình tĩnh và thực hiện các bước xử lý thật nhanh chóng và an toàn. Bài viết dưới đây, Hyundai Việt Nhân sẽ đưa ra một số cách xử lý an toàn cho bác tài khi gặp phải trường hợp xe bị mất lái.

1. Giữ sự bình tĩnh

Giữ bình tĩnh, không hoảng loạn khi xe mất lái là một trong những điều quan trọng bác tài cần có khi gặp phải tình trạng xe mất lái, vì nó có thể giúp bác tài tập trung xử lý tình huống một cách chính xác và hiệu quả.

Khi hoảng loạn, phản xạ của bác tài có thể bị mất kiểm soát như phanh quá mạnh hoặc xoay vô lăng quá đột ngột, điều này có thể gây mất an toàn cho cả người lái và người tham gia giao thông khác, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Việc giữ bình tĩnh sẽ giúp cho người lái đưa ra được những đánh giá chính xác và cách xử lý cho tình huống ngay lúc đó như giảm tốc độ từ từ, không phanh đột ngột, đánh lái hướng xe về phía an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn.

2. Không đánh lái đột ngột

Việc đánh lái quá đột ngột sẽ khiến độ ma sát giữa bánh xe và đường bị giảm đáng kế, đặc biệt đối với mặt đường trơn trượt, xe rất dễ xảy ra tình trạng trượt bánh hoặc lật xe, nhất là đối với các dòng xe tải có trọng tâm cao.

Nếu bác tài đánh lái gấp có thể dẫn đến tình trạng gây va chạm đối với các xe khác hoặc khiến xe lao ra khỏi đường nếu không điều chỉnh lại hướng lái kịp thời. Thay vào đó:

Bác tài nên đánh lái nhẹ nhạng.

  • Xoay vô lăng từ từ: Khi đánh lái xe bác tài cần thực hiện từng bước, với tốc độ vừa phải để xe có đủ thời gian điều chỉnh hướng mà không mất cân bằng.
  • Điều chỉnh góc lái hợp lý: Bác tài cần đánh giá trong trường hợp đó, nên điều chỉnh xe theo hướng nào sẽ đảm bảo an toàn và xoay vô lăng ở một mức vừa đủ để có thể kiểm soát được xe.

Tương tác vô lăng dựa theo tốc độ của xe lúc đó

  • Khi bị mất lái ở tốc độ chậm: Bác tài có thể đánh lái với góc lớn hơn mà không làm xe mất cân bằng.
  • Khi bị mất lái ở tốc độ cao: Bác tài nên đánh lái theo từng góc nhỏ và từ từ để đảm bảo vẫn kiểm soát được hướng đi của xe. Do khi xe đang chạy ở tốc độ cao, lực quán tính lớn sẽ dễ làm xe rơi vào trạng thái mất kiểm soát.

Xe khách đánh lái đột ngột

3. Nhả ga từ từ 

Khi xe mất lái bác tài nên nhả ga từ từ để giảm tốc độ của xe lại thay vì đạp phanh gấp. Đây là một trong những kỹ thuật giúp giảm tốc độ an toàn và duy trì sự ổn định của xe.

Việc đạp phanh gấp có thể làm xe trượt và xoay vòng gây tai nạn giao thông liên hoàn, đặc biệt là đối với các dòng xe tải lớn.

Nhả ga từ từ

Để giảm tốc độ an toàn, bác tài nên thả chân khỏi bàn đạp ga một cách từ từ. Việc này giúp giảm công suất động cơ và giúp xe tự động giảm tốc độ mà không ảnh hưởng đến khả năng bám đường của bánh xe.

Trong khi giảm tốc độ, bác tài vẫn nên quan sát mặt dường, để đảm bảo rằng không phải gặp những chướng ngại vật nguy hiểm như ổ gà, vũng nước hoặc vật cản. Điều này sẽ giúp bác tài điều chỉnh hành động tiếp theo một cách hợp lý.

Nếu xe đã giảm xuống ở tốc độ an toàn và bác tài muốn dừng xe lại hẳn, lúc này có thể sử dụng phanh nhẹ một cách từ từ. Ngược lại, bác tài không nên chủ quan mà phanh mạnh mặc dù xe đã ở tốc độ ổn định.

nhả chân ga từ từ

4. Sử dụng phanh động cơ

4.1. Vì sao nên sử dụng phanh động cơ khi xe mất lái?

Phanh động cơ sử dụng lực cản của động cơ để làm giảm tốc độ xe một cách từ từ, tránh hiện tượng trượt bánh hoặc mất độ bám đường khi phanh gấp.

Sử dụng phanh động cơ giúp phân bổ lực giảm tốc đều hơn giữa các bánh xe, giữ cho xe ổn định.

Tránh hiện tượng khóa bánh hoặc quá nhiệt hệ thống phanh, đặc biệt khi xuống dốc hoặc trên mặt đường trơn.

4.2. Cách sử dụng phanh động cơ khi xe mất lái

Bước 1:Nhả chân ga từ từ: Khi phát hiện xe mất lái, nhẹ nhàng nhả chân ga để giảm lực đẩy từ động cơ.

Bước 2: Chuyển về số thấp hơn:

  • Nhấn côn và chuyển cần số về số thấp hơn (ví dụ: từ số 4 xuống số 3, hoặc từ số 3 xuống số 2).
  • Nhả côn từ từ để tránh lực giảm tốc đột ngột làm xe mất cân bằng.

Bước 3: Giữ vô lăng ổn định: Trong quá trình chuyển số, cần giữ tay lái thẳng và ổn định, tránh đánh lái mạnh.

Bước 4: Tiếp tục giảm tốc bằng động cơ: Nếu cần giảm tốc hơn nữa, tiếp tục hạ về số thấp hơn nhưng luôn thực hiện từ từ.

5. Giữ xe đi thẳng

5.1. Vì sao cần giữ xe đi thẳng khi mất lái

Khi xe bị mất lái, bác tài nên giữ xe đi thẳng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xe lật hoặc trượt bánh, đặc biệt trên đường trơn trượt hoặc khi xe tải có trọng tâm cao.
Khi xe vẫn duy trì đi thẳng, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ va chạm với các phương tiện khác hoặc lao vào chướng ngại vật gây ra những tai nạn đáng tiếc.
Giữ xe đi thẳng giúp các hệ thống hỗ trợ lái (nếu có) và độ bám đường hoạt động hiệu quả hơn, tạo cơ hội để bạn khôi phục khả năng kiểm soát xe.
Lực quán tính khi xe bị lệch hướng có thể làm mất ổn định xe. Giữ xe đi thẳng giúp giảm các lực tác động không mong muốn.

5.2. Cách giữ xe đi thẳng an toàn khi mất lái

Kiểm soát vô lăng

  • Hai tay trên vô lăng: Đặt tay ở vị trí “9 giờ” và “3 giờ” để có khả năng kiểm soát tối ưu.
  • Giữ vô lăng ổn định: Duy trì hướng thẳng của vô lăng, tránh các động tác giật hoặc xoay vô lăng mạnh.

Nhả chân ga từ từ: Nhẹ nhàng nhả ga để giảm tốc độ một cách tự nhiên mà không làm mất cân bằng xe.

Không phanh gấp

  • Việc đạp phanh mạnh có thể làm xe trượt hoặc khóa bánh, đặc biệt nếu đường trơn hoặc không có hệ thống chống bó cứng phanh (ABS).
  • Nếu cần phanh, hãy sử dụng phanh nhẹ hoặc nhấp phanh (phanh ngắt quãng) để giảm tốc độ an toàn.

Quan sát phía trước

  • Tập trung nhìn xa hơn về hướng mà bạn muốn xe đi, không nhìn vào chướng ngại vật. Điều này giúp bạn định hướng xe tốt hơn.

Tận dụng các hệ thống hỗ trợ (nếu có)

  • Hệ thống ổn định điện tử (ESP): Hỗ trợ điều chỉnh hướng xe khi xe mất lái.
  • ABS: Giúp phanh hiệu quả hơn mà không làm khóa bánh.

Giảm tốc độ bằng phanh động cơ

  • Với xe số sàn, chuyển về số thấp hơn một cách từ từ để giảm tốc độ an toàn.
  • Với xe số tự động, sử dụng chế độ L (Low Gear) nếu có.

Kiểm tra và điều chỉnh xe sau khi ổn định: Nếu xe đã đi thẳng và tốc độ giảm, tìm cách dừng xe ở nơi an toàn để kiểm tra tình trạng xe và đường đi.

giữ vô lăng thẳng

6. Quan sát và chọn đường thoát cho xe

Khi xe rơi vào tình trạng mất lái, việc hướng xe vào một khu vực an toàn là điều quan trọng nhất. Sau đây là các lựa chọn phổ biến cũng như cách xử lý cho bác tài:

Lề đường 

  • Nếu bạn đang di chuyển trên đường cao tốc hoặc đường quốc lộ và xe không thể kiểm soát được, lề đường thường là lựa chọn đầu tiên.
  • Lề đường có thể không được làm phẳng và có thể có những vật cản nhỏ (chướng ngại vật, cỏ cây) nhưng nó giúp bạn giữ khoảng cách với các phương tiện khác, giảm khả năng va chạm.
  • Duy trì hướng đi thẳng, giảm tốc độ từ từ để không gây ra lực tác động mạnh lên hệ thống lái hoặc phanh.
  • Quan sát kỹ lưỡng, tránh lao vào các vật cản như cây cối, rào chắn hoặc biển báo.

lề đường

Bãi đất trống hoặc khu vực mở 

  • Nếu đường quá đông và không thể vào lề, hoặc lề đường có các vật cản, bãi đất trống hoặc khu vực mở có thể là lựa chọn tốt.
  • Những khu vực này giúp bạn giảm tốc độ mà không lo bị va chạm với phương tiện khác.
  • Quan sát các khu vực mở, chẳng hạn như bãi đất trống hoặc các khu vực không có chướng ngại vật lớn.
  • Hướng xe từ từ vào bãi đất trống, tránh việc lao vào với tốc độ cao có thể gây mất kiểm soát.

Lối thoát hiểm

  • Nhiều con đường cao tốc hoặc quốc lộ có các khu vực thoát hiểm được thiết kế để xe dừng lại trong các tình huống khẩn cấp. Đây là khu vực an toàn nhất, đặc biệt khi xe tải hoặc xe lớn mất lái.
  • Đường thoát hiểm thường được xây dựng rộng, ít vật cản và có thể giúp xe dừng lại một cách an toàn mà không gặp phải chướng ngại vật.
  • Kiểm tra trên bảng chỉ dẫn để xác định vị trí đường thoát hiểm gần nhất.
  • Di chuyển nhẹ nhàng vào đường thoát hiểm, tránh quá vội vàng hoặc phanh mạnh khi xe còn đang mất lái.

Lối vào cao tốc

7. Chú ý khi mất lái trên các cung đường khác nhau

Đường trơn

Trên đường trơn, xe dễ mất độ bám đường, nên việc giữ vô lăng ổn định giúp duy trì hướng đi của xe và tránh mất kiểm soát.

Phanh gấp trên đường trơn có thể khiến bánh xe khóa cứng (nếu không có ABS), dẫn đến hiện tượng trượt bánh, làm xe mất kiểm soát.

Nhả ga từ từ hoặc sử dụng phanh động cơ để giảm tốc độ một cách an toàn, tránh lực quán tính lớn khi phanh.

 đường trơn trượt

Đường đèo dốc

Lực cản từ động cơ giúp kiểm soát tốc độ khi xuống dốc mà không làm hệ thống phanh quá tải hoặc quá nhiệt.

Chuyển về số thấp (như số 2 hoặc 1) giúp xe sử dụng lực hãm của động cơ để giữ tốc độ chậm và an toàn hơn.

đường đèo dốc

Đường cao tốc

Thông báo cho các phương tiện khác biết rằng xe đang gặp vấn đề hoặc cần giảm tốc đột ngột, giúp giảm nguy cơ va chạm.

Làn khẩn cấp được thiết kế để dừng xe an toàn mà không ảnh hưởng đến các xe đang di chuyển với tốc độ cao.

đường cao tốc

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp cho bác tài gặp phải các tình huống mất lái khi đang đi trên đường. Hyundai Việt Nhân hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại cho bác tài những kinh nghiệm xử lý khi gặp phải tình huống đó và có một chuyến đi an toàn cho chính bản thân cũng như các bạn hữu tham gia giao thông khác.

Thông tin thêm cho bạn

.